Chi phí để triển khai một hệ thống ERP là rất lớn, bao gồm các khoản chi phí như chi phí bản quyền, chi phí triển khai, chi phí tư vấn và đào tạo, chi phí nâng cấp hạ tầng kỹ thuật…
Dự án ERP thật sự tốn bao nhiêu tiền?
Để xác định chính xác chi phí triển khai hệ thống ERP cho một doanh nghiệp là điều khó khăn, điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình doanh nghiệp, quốc gia,… Theo ước tính sơ bộ thì chi phí để triển khai hệ thống ERP cho một doanh nghiệp vừa và lớn sẽ giao động từ khoảng 150.000 USD đến 10 triệu USD. Ngoài ra còn có một số yếu tố ảnh hưởng tới chi phí triển khai ERP như:
– Số lượng người dùng: Số lượng người dùng sẽ được tính vào chi phí của ERP, càng nhiều người dùng thì chi phí càng cao.
– Lĩnh vực, ngành nghề của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp bạn làm trong một lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao, điều này có thể khó tìm được một hệ thống ERP đáp ứng đủ nhu cầu của bạn. Do đó, việc triển khai theo yêu cầu và bổ sung các chức năng nâng cao sẽ làm tăng chi phí.
– Quy mô doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp bạn có nhiều công ty con, chi nhánh, địa điểm cần triển khai, nhà cung cấp có thể tính phí nhiều hơn.
– Chi phí bảo hành, bảo trì hàng năm.
…
Theo như một số thống kê trên thế giới cho thấy chi phí để triển khai hệ thống ERP thật đắt đỏ, tuy nhiên khoản chi phí ấy sẽ không là gì với những doanh nghiệp vận dụng thành công hệ thống ERP vào hoạt động kinh doanh của mình.
Ngân sách cho ERP nên như thế nào?
Ở các thị trường phát triển, nơi hầu hết các doanh nghiệp đã ứng dụng giải pháp CNTT trong quản lý, việc lập ngân sách tài chính cho IT hàng năm đã trở thành thông lệ. Đầu tư cho hệ thống ERP không phải là đầu tư một lần, mà đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một lộ trình phù hợp, có ngân sách phục vụ việc mở rộng và nâng cấp hệ thống.
Thay vì tỷ lệ đầu tư trên doanh số, doanh nghiệp thường quan tâm hơn đến hiệu quả đầu tư, chính xác hơn là hệ số thu hồi vốn (ROI – Return On Investment). Sau bao lâu lợi nhuận sinh ra từ việc ứng dụng hệ thống ERP có thể bù được chi phí đầu tư cho hệ thống?
Ở Việt Nam việc xác định đúng con số này không phải là chuyện đơn giản. Tuy vậy đây là bài toán đầu tư thông thường. Nếu doanh nghiệp xác định rõ được mục đích đầu tư và được cung cấp đầy đủ thông tin về các giải pháp, họ có thể dễ dàng lập được ngân sách thích ứng cho việc sở hữu một hệ thống quản lý tổng thể và hiện đại.
Ở đây, ngoài nhà cung cấp giải pháp, nhà tư vấn triển khai đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng xây dựng một lộ trình hợp lý cho việc triển khai hệ thống ERP, nói rộng hơn là một chiến lược CNTT cho doanh nghiệp.
Triển khai một dự án ERP sẽ mất bao lâu?
Để áp dụng giải pháp ERP, bạn sẽ phải thay đổi phương thức hoạt động của doanh nghiệp và cách mà các nhân viên của bạn đang thực hiện công việc hàng ngày của mình. Và việc thay đổi như vậy không thể tránh việc ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp.
Dĩ nhiên, nếu phương pháp điều hành doanh nghiệp của bạn là hoàn toàn tốt (toàn bộ các đơn đặt hàng được hoàn thành đúng thời hạn, năng suất của doanh nghiệp bạn cao hơn các đối thủ khác, và khách hàng của bạn hoàn toàn hài lòng), trong trường hợp này thì không có lí do gì mà bạn phải quan tâm đến giải pháp ERP cả.
Với trước kia, thời gian triển khai được tính bằng năm thì giờ đây chỉ cần vài tháng, thậm chí chỉ với vài tuần hệ thống đã được triển khai thành công. Quá trình triển khai nhanh chóng này là kết quả của việc kết hợp Internet và thay đổi cách thức triển khai.
Hệ thống ERP hiện nay được coi như một dịch vụ theo yêu cầu và được một bên thứ ba cung cấp, khách hàng chỉ cần truy cập vào các hệ thống ERP dành cho nhiều người (hay còn gọi là các hệ thống ERP chia sẻ) bằng kết nối web. Do hệ thống ERP hiện nay đã không cần phải được cài đặt trên máy tính như một phần mềm theo yêu cầu truyền thống, việc này giúp thời gian triển khai được rút ngắn một cách đáng kể.
Điều quan trọng là không nên chỉ tập trung vào việc xem xét tiến hành giải pháp này trong bao lâu, trên hết bạn cần phải hiểu vì sao bạn cần giải pháp này và làm thế nào bạn có thể áp dụng nó để cải thiện doanh nghiệp của mình.
Vậy khi nào thì tôi sẽ thu được lợi từ ERP và bao nhiêu?
Bạn đừng mong hệ thống ERP có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp ngay lập tức. ERP được xem như là một công cụ hỗ trợ vô hình giúp doanh nghiệp bạn cải tiến, phát triển cách thức làm việc trong nội bộ doanh nghiệp hơn là một công cụ để tạo ra lợi nhuận. Và tất nhiên chỉ những ai kiên trì mới có thể thấy được giá trị mà nó mang lại. Theo một nghiên cứu khảo sát 63 doanh nghiệp của Meta Group đã cho thấy phải mất ít nhất 8 tháng sau khi vận hành hệ thống ERP doanh nghiệp mới thấy được lợi ích của ERP và số tiền tiết kiệm thu được từ hệ thống ERP lên tới 1,6 triệu USD.
SS4U là doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng và tư vấn triển khai các giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất. Năm 2006 chúng tôi nghiên cứu và xây dựng ERP cho ngành dược, thủy sản, cơ khí. Sau đó cho ngành nhựa, thực phẩm, may mặc, bất động sản – xây dựng… Năm 2016, SS4U thành lập công ty con SS4U Express với sứ mệnh xây dựng và cung cấp cho doanh nghiệp vừa của Việt Nam giải pháp ERP, HRM được chuẩn hóa để triển khai nhanh với chi phí tối ưu nhất. Chỉ trong 19 ngày làm việc dự án sẽ được vào vận hành và hoàn tất sau 1 tháng số liệu.
You must be logged in to post a comment.